NHỮNG NGƯỜI CON HẢI HẬU

"Tổng hợp các tin tức miền quê Hải Hậu yêu dấu"

Trung Quốc Không Kịp Trở Tay Trước Đại Hồng Thủy

Trung Quốc Không Kịp Trở Tay Trước Đại Hồng Thủy

Chỉ thị được ban hành sau khi tỉnh Hà Nam, miền trung Trung Quốc, hồi tuần trước hứng chịu trận mưa lũ "nghìn năm có một" khiến ít nhất 63 người chết và gây thiệt hại lớn về vật chất.

Trận lũ lụt lịch sử hồi tuần trước ở Hà Nam, trong đó đau lòng nhất là vụ 12 người chết đuối dưới một đường hầm tàu điện ngầm ngập nước ở thủ phủ Trịnh Châu, đã khiến các lãnh đạo cấp cao của chính quyền tỉnh phải thay đổi.

Các chuyên gia cho rằng những trận lũ lụt với hậu quả nghiêm trọng gần đây đã cho thấy lỗ hổng về quản lý, ứng phó thiên tai của Trung Quốc, khi các chỉ thị, quyết sách thường được đưa ra từ cấp cao nhất, khiến giới chức địa phương thiếu linh hoạt trong phản ứng trước tình hình thực tế.

Theo một cuốn sách do Tạp chí Văn học Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc xuất bản hồi tháng trước, Chủ tịch Tập Cận Bình từng bày tỏ thất vọng trước sự thiếu chủ động của các quan chức địa phương, phàn nàn rằng quá nhiều người còn chần chừ, chờ lệnh trước khi hành động.

Ông hồi tháng một cũng đề cập đến vấn đề này với Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật Trung ương, cơ quan chống tham nhũng hàng đầu của Trung Quốc. "Một số người chỉ hành động khi nhận được lệnh bằng văn bản từ lãnh đạo và họ sẽ không làm gì nếu không có những chỉ thị như vậy", Chủ tịch Tập nói. "Những văn bản chỉ đạo của tôi là phòng tuyến cuối cùng. Nếu tôi không đưa ra chỉ đạo, liệu những công chức đó có làm gì không?".

Bão In-Fa tấn công thành phố Gia Hưng, tỉnh Chiết Giang, hôm qua sau khi đổ bộ vào thành phố Chu Sơn. Cơ quan khí tượng Trung Quốc đã phát cảnh báo màu cam, dự báo lượng mưa có thể lên đến 220 mm ở nhiều vùng của đất nước, đồng thời kêu gọi nhanh chóng triển khai các biện pháp phòng ngừa.

Hôm 24/7, người đứng đầu tỉnh Chiết Giang Trịnh Sách Khiết nhấn mạnh việc phân chia trách nhiệm trong toàn bộ bộ máy cần được làm rõ và "những quyết định nhanh chóng, kịp thời" nên được đưa ra "một cách khoa học và dứt khoát". Đích thân ông đã đi kiểm tra hệ thống tàu điện ngầm của Hàng Châu trước khi bão In-Fa đổ bộ.

Các video ghi lại cảnh hành khách mắc kẹt, kêu cứu hàng giờ liền trong tàu điện ngầm ngập nước ở thành phố Trịnh Châu hôm 20/7 đã gây chấn động cả nước. Nhiều người dùng Internet Trung Quốc đặt câu hỏi vì sao nhà chức trách không ra quyết định ngừng hoạt động tàu điện ngầm hay đóng cửa các đường hầm bất chấp cảnh báo mưa lớn.

Phóng viên điều tra kỳ cựu Zhu Shunzhong hôm 25/7 đăng một bức thư ngỏ trên mạng xã hội, yêu cầu giới chức Trịnh Châu phải chịu trách nhiệm cho thảm kịch. Theo Zhu, nhiều mạng người có thể đã được cứu sống nếu "những lãnh đạo ở Trịnh Châu quan tâm đúng mức đến cảnh báo đỏ về lượng mưa do cơ quan khí tượng ban hành".

"Với mục tiêu chống ùn tắc như vậy, các quan chức thành phố chắc hẳn phải xin ý kiến chỉ đạo từ cấp trên trước khi đóng hệ thống tàu điện ngầm. Nhưng trong những tình huống khẩn cấp, một phút bị lãng phí cũng gây ra thiệt hại khủng khiếp", Gu lưu ý. "Đây là lý do chúng ta thấy lãnh đạo các tỉnh phía đông, sau khi chứng kiến những gì xảy ra ở Hà Nam, đang có một cách tiếp cận khác khi họ lập tức cho phép cấp dưới bỏ qua các quy trình quan liêu để đưa ra quyết định lập tức trong trường hợp khẩn cấp, nhằm tránh lặp lại sai lầm tương tự".

Tag: